ĐẺ THUÊ VÀ MANG THAI HỘ ĐƯỢC HIỂU NHƯ NÀO ?
[Câu hỏi] Hiện nay cụm từ “đẻ thuê” được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong cuộc sống. Mọi người đều sử dụng “đẻ thuê” như một tiếng “lóng” trong những cuộc nói chuyện, bàn luận. Tuy nhiên tôi được biết, “mang thai hộ” cũng là một cụm từ được nhắc đến nhiều nhưng lại chưa thực sự được hiểu rõ về mục đích. Vì vậy, tôi muốn nhờ Chuyên Gia Pháp Luật giải đáp sự khác biệt giữa hai cụm từ trên. Xin cảm ơn.
[Trả lời]
Ngày 01/11/2021.
Căn cứ Bộ luật hình sự 2015;
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
Theo quy định của pháp luật, không có khái niệm “mang thai hộ” mà chỉ có khái niệm “mang thai hộ vì mục đích thương mại” và “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”;
Tại Khoản 22, 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
Theo đó, “mang thai hộ vì mục đích thương mại” hay được hiểu là việc “đẻ thuê”. Tuy nhiên, pháp luật hình sự Việt Nam không có quy định xử phạt đối với người trực tiếp mang thai hộ vì mục đích thương mại; việc xử phạt chỉ áp dụng đối với người thực hiện việc tổ chức mang thai hộ. (Căn cứ Điều 187 BLHS 2015; sđ,bs năm 2017)
Trong đó, đối chiếu với quy định nêu trên: Người phạm tội có thể bị xử phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không cam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Tối đa của mức phạt tù có thể lên đến 05 năm.
Như vậy, trái với“đẻ thuê”, việc “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” là một nghĩa cử cao đẹp trong xã hội; tuy nhiên nếu không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì rất có thể những đối tượng xấu sẽ lợi dụng để biến tướng sự việc. Do đó, để có thể thực hiện việc “mang thai hộ” cần lưu ý những việc như sau:
+) Không vi phạm quy định của pháp luật: thực hiện hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại;
+) Tuân thủ điều kiện khi thực hiện công việc mang thai vì mục đích nhân đạo như sau: (Quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014)
(Áp dụng đối với người nhờ mang thai hộ và người được nhờ mang thai hộ)
– Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản;
– Vợ chồng đang không có con chung;
– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý;
– Là người thân thích cùng hàng của vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
– Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
– Nếu trường hợp đã có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.
Ngoài ra, đối với những cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kỹ thuật mang thai hộ cũng cần đáp ứng những quy định tại Nghị định 98/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
Trên đây là ý kiến của Chuyên Gia Pháp Luật mang tính tham khảo, nếu cần biết chi tiết hoặc được tư vấn rõ hơn, bạn có thể liên lạc trực tiếp với Luật sư của chúng tôi.
——————————–
PHÒNG TRANH TỤNG – CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (ĐLSTPHN)
ĐT tư vấn: 0982.415.458 (Ls Tú) – 024.32.899.888 (#13)
Email: tunt@vietkimlaw.com – m3.vietkimlaw@gmail.com
WWW.VIETKIMLAW.COM l Tel: 024.32.899.888
Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, HN – Hot: 0975.999.836
HCM: P1501 – CC Thái An 1, đường Nguyễn Văn Quá, Q12, HCM – Hot: 0942.777.836
Thái Nguyên: Số 54 Đường Hoàng Ngân, Tổ 18, phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. – Hot: 0985.468.836