Thủ tục khai nhận di sản thừa kế - luatvietkim
Trụ sở chính: Tầng 9 - PL4, toà nhà CT5 KĐT Mỹ Đình Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đoàn luật sư TP Hà Nội
Công ty luật Việt Kim
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

1, Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.

Sau thời điểm mở thừa kế, để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã chết sang người thừa kế có hai loại thủ tục là thủ tục khai nhận di sản hoặc thủ tục thỏa thuận phân chia di sản.

Trường hợp áp dụng thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Căn cứ theo Điều 58 khoản 1 Luật Công chứng 2014 hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực việc thực hiện khai nhận di sản được cóa dụng đối với trường hợp “Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản”

2, Hồ sơ thực hiên thủ tục khai nhận di sản thừa kế

a, Giấy tờ chung

  • Giấy chứng tử của người để lại di sản
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sổ tiết kiệm, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận cổ phần
  • Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu

 b, Trường hợp có di chúc và di chúc ghi rõ cách phân chia tài sản cần: Di chúc

 c, Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không ghi rõ cách phân chia di sản cần:

  • Tờ tường trình và cam kết về quan hệ nhân thân
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế theo pháp luật với người để lại di sản trường hợp không có di chúc: hộ khẩu. giấy khai sinh, tờ khai nhân khẩu.

3, Thủ tục tiến hành.

Sau khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế sẽ tiến hành niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết tại trụ sở ủy ban nhân dân xã, phường nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản, trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niên yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. 

Sau 15 ngày niêm yếu, không có khiếu nại, tố có gì thì cơ quan công chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản khai nhận thừa kế. Sauk hi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

PHÒNG TRANH TỤNG – CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (ĐLSTPHN)

ĐT tư vấn: 0982.415.458 (Ls Tú) – 024.32.899.888 (#13)

Email: tunt@vietkimlaw.com – m3.vietkimlaw@gmail.com

WWW.VIETKIMLAW.COM l Tel: 024.32.899.888

Hà Nội: Tầng 9, tòa nhà CT5 KĐT Mỹ Đình – Sông Đà, đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, HN – Hot: 0975.999.836

HCM: P1501 – CC Thái An 1, đường Nguyễn Văn Quá, Q12, HCM – Hot: 0942.777.836

Fanpage vietkimlaw